Nếu không tìm hiểu ý nghĩa các quân bài Chắn thì bạn đã bỏ qua đi một phần hấp dẫn của trò chơi được cho là cực kỳ kén người này.
Không chỉ vì bạn sẽ mất đi một cách nhớ bài Chắn mà còn vì đã lỡ đi vô số các kỹ năng để chơi Chắn giỏi cũng như chinh phục game khó này dễ dàng hơn.
Còn nếu muốn khắc phục điều đó thì đây chính là cơ hội dành riêng cho bạn khi vào chơi chắn đổi thưởng uy tín.
Nguồn gốc bài chắn
Như đã nói ở loạt bài hướng dẫn game thủ chơi Chắn trước đây tôi đã đề cập Chắn được “thoát thai” từ bài Tổ Tôm – loại bài cực kỳ phổ biến ở Miền Bắc nước ta trước đây.
Chúng được giản lược bớt đi 20 lá bài nên so với bài Tổ Tôm 120 quân thì Bài Chắn sẽ giảm bớt đi 20 quân thuộc hàng: Nhất (Văn / Vạn/ Sách) – Lão – Thang.
Tuy đã đơn giản hơn nhiều nhưng so với những kiểu đỏ đen hiện đại bài Chắn vẫn thuộc hàng “cực kỳ phức tạp”, loằng ngoằng, khó nhớ.
Ấy vậy mà đến thời điểm hiện tại, trò chơi này lại trở nên thịnh hành, được nhiều người quan tâm nhất là giới trẻ.
Nguyên nhân có thể bắt nguồn từ việc đây là một trò chơi trí tuệ, đòi hỏi tính chinh phục, sự tinh tế trong quan sát và cả mưu mẹo trong cách chơi.
Cấu tạo bộ bài chắn
Trên quân Chắn, có thể chia ra là 3 phần, phần số, phần chữ và phần hình.
Phần số có thể coi như giá trị quân bài, phần chữ là Chất bài còn phần hình không liên quan đến giá trị quân bài nhưng ý nghĩa sau đó thì cực kỳ thú vụ.
Bài Chắn hiện tại chỉ có 100 quân thuộc 8 hàng: Nhị – Tam- Tứ – Ngũ – Lục – Thất – Bát – Cửu, chia thành 3 chất: Vạn – Sách – Văn.
Chúng tổ hợp thành 24 quân, mỗi quân có 4 con giống nhau tạo nên 96 quân bài thường. Thêm 4 quân Chi Chi thành 100 quân bài Chắn đang được sử dụng.
Cái khó của game bài này chính là nhận mặt các quân vì chúng được viết bằng chữ Hán Nôm và những người mới nhìn vào cũng khó lòng mà phân biệt được.
Thế nên hãy bảo đảm bạn đã biết cách nhớ bài chắn, đó sẽ là kỹ năng tuyệt vời giúp bạn thay đổi cuộc chơi.
Ý nghĩa các quân bài chắn đầy đủ
Ý nghĩa bài Chắn và Tổ Tôm là như nhau vì Chắn sử dụng đúng 100 quân trong 120 quân của Tổ Tôm và dưới đây là những lưu ý đặc biệt nhất.
a) Ý nghĩa từng quân bài chắn theo phần số
Phần số như đã nói có 8 số chia theo từng hàng từ 2 đến 9, vì sử dụng chữ Nho để ghi số của quân Chắn không phải chữ số La Mã nên bạn có thể ghi nhớ theo kiểu tượng hình:
- Nhị có 2 vạch, Tam 3 vạch.
- Tứ hình vuông.
- Ngũ hình người quỳ.
- Lục hai Chân.
- Thất hình chữ “t”.
- Bát khá giống hình chữ “b”.
- Cửu hình chữ “h”.
Chỉ cần thuộc lòng những đặc điểm này là có thể biết cách chơi, chặn và một số những cách xướng ù rồi.
b) Ý nghĩa quân bài Tổ tôm theo phần chữ
Với phần chữ thì cách ghi nhớ dễ nhất với các hình dung của dân gian “Sách Loằng Ngoằng”, Vạn Vuông”, “Văn Chéo”.
c) Ý nghĩa các quân bài chắn theo phần hình:
Nhìn như không hề liên quan nhưng nếu bạn biết ý nghĩa sau đó, sẽ thấy thú vị vô cùng.
Trong bộ bài có thể thấy 18 người đàn ông, trong đó có 8 người bó chân khá độc đáo, đồng thời có sự xuất hiện của 4 người phụ nữ, trẻ em và còn có hình ảnh đặc trưng là cá chép và hoa anh đào.
Phần hình chính là điểm đặc trưng nói lên ý nghĩa của các quân bài chắn.
Nó phản ánh cuộc sống của chính người dân với sự phân cấp của các tầng lớp xã hội.
- Giống như Cửu Vạn chính là phản ảnh tầng lớp thấp nhất với cuộc sống mưu sinh khá vất vả.
- Bát Sách là hình một người phụ nữ có thể nói là có cuộc sống nhàn hạ hơn.
- Tứ xe bò là tầng lớp lao động chân tay lam lũ…
Bạn nên download game đánh chắn offline cho pc để tập nhớ bài. Đó là cách rèn luyện vô cùng hữu hiệu.
Nhận mặt quân chắn theo hình tượng
Đến với cách gọi tên theo hình tượng quân bài sau bạn sẽ càng càng hiểu rõ hơn ý nghĩa của những quân bài Chắn:
- Chi chi: Hay còn được gọi là Cụ Nhất, Dạng Háng là đại diện cho giai cấp quyền lực, chiếu trên.
- Nhị Vạn: Còn được gọi là Hoa Rơi, Hoa Anh Túc, Nhị Đào.
- Nhị Văn: Được gọi là Quàng Khăn. Giai cấp trung lưu, trí thức.
- Nhị Sách: Cách gọi khác là Chống Gậy, Ăn Mày, Nhị Thái Bình.
- Tam Vạn: Tam Tôm, Tam Hà Nội.
- Tam Văn: Còn gọi là Tam Tôm.
- Tứ Vạn: Được gọi là Tứ Xe Bò, Tứ Xe hơi.
- Tứ Sách: Còn gọi là Tứ Bình, Tứ Đĩ.
- Tứ Văn: Gọi là Tứ Bưng Bô.
- Ngũ Vạn: Đươc gọi là Ngũ Đình, Ngũ Chùa, Chùa Bộc..
- Ngũ Sách: Hay còn gọi Ngũ Thuyền, Thuyền Tình.
- Ngũ Văn: Còn gọi là Chi Ngồi.
- Lục Vạn: Gọi là Lục Cuốc, Cuốc Đất.
- Lục Sách: Cách gọi khác là Đông Con.
- Lục Văn: Gọi khác của Lục Vân Tiên, Chọc Bưởi.
- Thất Văn: Một cách gọi của Thất Tôm, Mọt Sách.
- Bát Vạn: Cá Chép, Cá Lội.
- Bát Văn: Bát Cà Kheo.
- Cửu Văn: Bắt Rắn.
- Cửu Sách: Vác Đèn, Đèn Lồng.
- Cửu Vạn: Bốc Vác.
Lời kết
Hiểu được ý nghĩa các quân bài chắn bạn sẽ thấy một bức tranh hiện thực thời bấy giờ. Đồng thời chúng cũng giúp bạn biết cách xếp bài chắn nhanh hơn đối thủ.
Tuy không thể khắc họa đầy đủ và rõ nét toàn bộ nhưng ít nhiều cũng là một nét truyền thống đẹp chúng ta nên biết và gìn giữ.
Đặc biệt thông qua đây chúng ta cũng ghi nhớ các thế bài và luật chơi dễ dàng hơn.