Quy luật chơi rubik được nhiều bạn trẻ tìm hiểu và khám phá nhằm chinh phục khối lập phương hóc búa. Trò chơi này vô cùng phổ biến trên khắp mọi quốc gia từ Âu sang Á. Học giải Rubik, chiến thắng trò chơi và lập nên nhiều kỷ lục đáng ngưỡng mộ ngay hôm nay.
Giới thiệu trò chơi Rubik
Rubik (hoặc Rubic) là bộ môn giải đố trí tuệ được yêu thích hàng đầu. Khối lập phương đầy hóc búa nhưng không kém phần thú vị đã khiến hàng tỷ người phải đau đầu không thôi.
Trò chơi này được phát minh bởi Erno Rubik – giáo sư kiến trúc người Hung-ga-ry. Nó được công bố rộng rãi đến toàn thể mọi người vào năm 1974 và nhanh chóng trở lên phổ biến. Chúng tạo ra cơn sốt bùng nổ trên toàn thế giới bởi quy luật Rubik siêu thú vị. Cho đến hiện nay, trò chơi này vẫn duy trì được sức hút cực lớn.
Đầu tiên, người chơi chỉ xoay theo cảm tính và chẳng thể nào giải thành công. Dần dần, quy luật xoay rubik được khám phá và ai cũng có thể xoay chúng thành công. Rubik được nhận định có khả năng phát triển trí tuệ và tư duy cho trẻ nhỏ. Vì vậy, các bậc cha mẹ thường tậu đồ chơi này cho con em của mình.
Ban đầu, trò chơi giải đố này được thiết kế theo dạng 3x3x3 gồm 6 mặt đơn sắc đỏ, cam, vàng, trắng, xanh lá, xanh dương. Hiện nay, người ta còn chế tạo thêm nhiều loại Rubik khác như:
- 2x2x2 (Rubik bỏ túi)
- 4x4x4 (Rubik báo thù)
- 5x5x5 (Rubik giáo sư)
- 6x6x6 (V-cube 6)
- 7x7x7 (V-cube 7)
- Rubik Pyraminx (Tam giác)
- Rubik Skewb Diamond
- Rubik Megamix
- Rubik Dogic
- Square -1
- Rubik Skewb Cube
- Rubik Mirror
- Rubik Snake
- Rubik không lập phương
Trước khi bắt đầu trò chơi, bạn cần xáo trộn vị trí các khối lập phương theo cảm hứng. Nếu áp dụng đúng quy luật giải rubik, bạn có thể giải được bất cứ trường hợp xáo trộn nào.
Quy luật chơi Rubik: Các ký hiệu trên khối lập phương
Để bắt đầu quá trình tìm hiểu quy tắc chơi Rubik, trước tiên chúng ta cần ghi nhớ các ký hiệu quan trọng. Các mặt của Rubik bao gồm nhiều mặt nhỏ khác nhau nên rất khó nếu gọi thẳng tên của chúng.
a. Các loại viên trong quy luật xếp Rubik
Đầu tiên, bạn phải nắm chắc định nghĩa các loại viên trong quy luật chơi Rubik.
- Viên giữa: Chỉ có 1 mặt duy nhất, nằm ở trục chính giữa của khối Rubik.
- Viên cạnh: Mỗi mặt có 4 viên cạnh đối với Rubik 3x3x3, viên này sở hữu 2 màu.
- Viên góc: Cũng trong Rubik 3x3x3, viên cạnh sở hữu tới 3 màu và mỗi mặt lớn có tới 4 viên như vậy.
Tất nhiên các viên có hơn một màu như viên cạnh và viên góc sẽ thuộc nhiều mặt khác nhau.
b. Ký hiệu các mặt theo nguyên tắc chơi Rubik
Ở đây, chúng ta sẽ lấy ví dụ theo cục Rubik 3x3x3 cơ bản nhất, ký hiệu các mặt giúp quá trình học chơi Rubik đơn giản hơn.
- Mặt trên cùng ký hiệu là U.
- Mặt dưới cùng ký hiệu là D.
- Mặt đối diện với tầm mắt (mặt trước) được gọi là F.
- Mặt sau được quy định là B.
- Mặt trái được gọi là L.
- Mặt phải với cái tên R.
Các mặt này hoàn toàn không phụ thuộc vào màu sắc, bạn cứ việc cần khối Rubik lên vào đặt tên cho chúng theo tầm mắt thôi. Bản chất các mặt hoàn toàn giống nhau nên khi xoay người chơi chỉ xem màu để xác định xem chơi đúng hay chưa.
c. Quy tắc xoay Rubik theo ký hiệu
Sau khi xác định được ký hiệu kể trên, nguyên tắc xoay Rubik của bạn chỉ còn gói gọn theo chúng nó. Dưới đây là ký hiệu biến thể dựa trên các mặt của khối lập phương thần thành:
- Xoay theo chiều kim đồng hồ: F, B, U, D, R, L.
- Xoay theo ngược chiều kim đồng hồ: F’, B’, U’, D’, R’, L’.
- Xoay nửa vòng (180 độ): F2, B2, U2, D2, R2, L2.
Lúc mới làm quen với quy luật chơi Rubik, bạn có thể gặp rất nhiều khó khăn để ghi nhớ hết đống ký hiệu kể trên. Tôi khuyên người chơi nên bình tĩnh và xoay chậm rãi để làm quen dần với khối lập phương.
Quy luật chơi Rubic: Cách giải Rubik
Hiện nay, có rất nhiều trang thông tin dạy chơi Rubik cho mọi người. Tuy nhiên, không phải ai cũng nắm rõ quy tắc giải mã khối lập phương này.
Tôi sẽ thuật lại chi tiết và tỉ mỉ từng bước, hy vọng ai cũng có thể chinh phục cột mốc đáng nhớ xoay thành công Rubik một lần.
Ở bài viết này, tôi sẽ lấy mặt trắng là mặt trên cùng, đầu tiên bạn cứ tìm viên giữa màu trắng để lên trên là được.
Bước 1: Xoay tầng 1 (mặt trên cùng – U)
Tầng 1 là nơi có cách giải đơn giản và nhanh chóng nhất. Tuy nhiên, bạn cũng cần tuân thủ quy luật chơi Rubik để thuận lợi hơn ở các tầng sau.
Đầu tiên, người chơi cần tạo thành hình chữ thập thành màu trắng ở mặt trên cùng. Tức là bạn giải ô viên giữa và 4 viên cạnh trước.
- Bước 1.1: Xác định vị trí của viên cạnh màu trắng cần xoay lên trên nằm ở đâu.
Di chuyển viên cạnh ó về mặt F (mặt trước). Tới lúc này, viên cạnh cần di chuyển có thể ở tầng 1, tầng 2 hoặc tầng 3.
Dùng F, F’ hoặc F2, F2′ để đưa nó về tầng 2 ở mặt trước bên phải (Vị trí dấu X như hình minh họa).
- Bước 1.2: Xác định vị trí cần đưa viên này lên mặt trên. Xoay U hoặc U’ để đưa viên cạnh lên vị trí mặt trên bên phải.
Vị trí X với 2 trường hợp như hình minh họa.
- Bước 1.3: Thực hiện công thức và đưa viên cạnh đó về vị trí X.
- Trường hợp 1: Xoay R.
- Trường hợp 2: Xoay U F’ U’.
Lặp lại các bước kể trên đối với các viên cạnh còn lại. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý không tác động tới các viên đã quay.
Bước 2: Hoàn tất tầng 1 của Rubik
Đầu tiên, bạn hãy lật ngược khối Rubik lại, màu vàng nằm ở mặt trên, màu trắng nằm ở mặt dưới.
Theo đúng nguyên tắc giải Rubik, người chơi phải quan sát và ghi nhớ các ô góc màu trắng xem chúng đang ở đâu.
Nếu viên trắng có mặt ở tầng 3, bạn hãy thực hiện động tác U hoặc U’ để đưa chúng về các trường hợp như hình bên dưới.
(X là vị trí mà chúng cần phải đến sau các bước sau khối lập phương). Tiếp tục xoay khối lập phuongq theo quy luật chơi Rubik bằng các bước với 3 tình huống trên hình:
- Trường hợp 1: Sử dụng công thức U R U’ R’.
- Trường hợp 2: Sử dụng công thức R U R’.
- Trường hợp 3: Sử dụng công thức R U’ R’ U2 rồi áp dụng thêm trường hợp 1 hoặc 2.
Nếu viên trắng có mặt ở tầng 1 nhưng sai vị trí hoặc sai hướng, bạn cần đưa nó về tầng 3 bằng công thức R U R’ U’. Sau đó sử dụng những cách giải tầng 1 ở trên để đưa chúng về đúng vị trí.
Sau khi hoàn thành nguyên tắc xoay Rubic cho tầng 1, bạn sẽ được một mặt trắng đúng vị trí hoàn toàn. Hơn nữa, các ô cạnh của tầng 2 cũng đã vào đúng vị trí tương ứng với viên giữa.
Bước 3: Giải tầng 2 của Rubik
Ở tầng 2, bạn chỉ còn nhiệm vụ đưa 4 viên góc vào đúng vị trí nữa là xong. Trước hết, bạn cần xác định vị trí của các viên cạnh nhưng không có màu vàng.
Trường hợp viên cạnh nằm ở tầng 3:
- Bước 3.1: Xác định xem viên cạnh cần đưa tới vị trí nào bằng cách quan sát 2 màu của nó. Ký hiệu vị trí đích là Goal, cầm viên Rubik sao cho Goal nằm ở mặt F (mặt đối diện tầm mắt).
- Bước 3.2: Xoay U hoặc U’ hoặc U2 để đưa viên cạnh đến đến gần Goal hơn, sao cho trục giữa của mặt F trùng màu và tạo thành chữ T liền mạch.
- Bước 3.3: Sử dụng các bước quay tùy theo 2 trường hợp như bên dưới hình minh họa.
- Trường hợp 1: Xoay U R U’ R’ F’ U F’.
- Trường hợp 2: Xoay U’ L’ U L U F U’ F’.
Trường hợp viên cạnh nằm ở tầng 2:
- Bước 3.1: Dùng R U’ R’ hoặc U’ F’ U F để xoay viên cạnh về vị trí tại tầng 3.
- Bước 3.2: Áp dụng các bước y hệt trường hợp bên trên.
Bước 4: Tạo thành chữ thập màu vàng ở tầng 3
Tầng 3 trong quá trình giải quy luật chơi Rubik luôn mang đến sự khó khăn lớn nhất. Thành bại cho tất cả cố gắng hầu như đều được quyết định bởi tầng này.
Rất nhiều người chơi thành tạo quy luật ở trên nhưng gục ngã ở ngưỡng cửa thiên đường. Chỉ cần làm sai một bước nhỏ, bạn sẽ không thể hoàn thành việc giải khối Rubik ở tầng cuối cùng.
Tại đây, tôi sẽ gợi ý 2 cách chỉ nhằm một mục đích hoàn thành bước quan trọng này.
- Cách 1: Lúc này, khối Rubik sẽ có 3 trạng thái ở tầng 3 bao gồm 1 Dot, 3 Dot hình chữ “L” và 3 Dot thẳng hàng. Tuy nhiên, bạn chỉ cần xoay theo công thức F R U R’ U’ F’ cho cả ba trường hợp đó.
Số lượng lần xoay sẽ giảm dần theo đúng thứ tự tôi đẽ liệt kê:
-
- Trường hợp 1 Dot: Sử dụng công thức F R U R’ U’ F’ ba lần.
- Trường hợp 3 Dot hình chữ “L”: Sử dụng công thức F R U R’ U’ F’ hai lần.
- Trường hợp 3 Dot thẳng hàng: Sử dụng công thức F R U R’ U’ F’ một lần.
Hình bên dưới là ví dụ biến đổi của tầng thứ 3 theo từng lần xoay
- Cách 2: Đây là cách chỉ áp dụng với trạng thái Dot hình chữ “L” ở trên. Thay vì xoay theo công thức 2 lần, bạn chỉ cần sử dụng F U R U’ R ‘F’ là xong.
Bước 5: Đưa các viên chữ thập ở tầng 3 về đúng vị trí
Sau khi hoàn thành bước 4 trong quy luật chơi Rubik, các viên cạnh màu vàng đã tạo thành hình chữ thập. Tuy nhiên, màu sắc ở cạnh còn lại của chúng có thể chưa trùng khớp với viên tâm ở các mặt bên.
Trước khi thực hiện bước này, bạn cần quan sát các cạnh cần chuyển đổi với nhau. Đổi mặt Rubik sao cho hai cạnh sắp thực hiện hoán đổi nằm ở mặt F (mặt trước) và mặt L (mặt trái).
Xoay theo công thức R U R’ U R U2 R’ U, hai cạnh cần đổi sẽ thay thế vị trí của nhau. Theo luật chơi Rubik, bạn cần thực hiện lại bước này cho tới khi tất cả các mặt bên đều đúng màu của viên cạnh.
Bước 6: Đưa các viên góc màu vàng về đúng vị trí
Cũng tương tự như giải tầng đầu tiên trong quy luật chơi Rubik, sau khi đưa các viên cạnh thành công thì tới lượt các viên góc.
Tiếp tục quan sát và nhận định các viên góc màu vàng đã nằm đúng vị trí chưa. Chỉ cần nó nằm đúng chỗ đã là may mắn rồi, nếu đúng màu nữa thì quá tốt luôn.
Vị trí đúng ở đây là viên góc có 3 màu nằm tại nơi giao nhau của chính 3 màu đó. Số lượng viên góc chuẩn nơi luôn luôn là 0, 1 hoặc 4.
- Trường hợp chỉ có 1 viên góc ở đúng vị trí: Xoay chuyển khối Rubik sao cho viên đúng này nằm ở FRU (tức là mặt trước, bên trên và bên phải). Xoay theo công thức U R U’ L’ U R’ U’ L một lần.
- Trường hợp chỉ không có viên góc nào ở đúng vị trí: Xoay theo công thức U R U’ L’ U R’ U’ L từ 2 lần trở lên để 1 viên góc nằm đúng vị trí, sau đó thực hiện các bước y hệt trường hợp trên.
- Trường hợp chỉ cả 4 viên góc đều ở đúng vị trí: Bỏ qua bước 6 này.
Bước 7: Hoàn tất quy luật chơi Rubik
Sau bước 6, nếu các viên đều nằm đúng hướng thì thật là tuyệt vời, bạn đã giải mã thành quy luật chơi Rubik rồi.
Tuy nhiên, cuộc sống đâu có dễ dàng như vậy, người chơi thường phải thực hiện thêm bước cuối cùng như sau:
- Xoay chuyển viên Rubik sao cho 1 viên góc bị sai hướng nằm ở vị trí FRU (mặt trước, mặt trên và mặt bên phải) hướng thẳng vào mắt.
- Xoay theo công thức R’ D’ R D với số lần chẵn (2, 4, 6, 8,… lần). Mặt vàng sẽ xoay theo chiều kim đồng hồ sau mỗi 2 lần xoay, khi nó đúng vị trí thì dừng lại.
Lưu ý, các tầng trên bị xáo trộn là điều bình thường, chúng sẽ tự trở lại vị trí sau khi hoàn thành bước 7.
- Xoay U hoặc U’ để đưa các ô màu vàng còn đang sai hướng đến vị trí FRU và tiếp tục sử dụng công thức ở trên.
Kinh nghiệm trong quy luật chơi Rubik
Nhìn chung, Rubik là một trò chơi trí tuệ đòi hỏi kỹ năng cực cao đối với người tham gia. Các kỷ lục đã ghi nhận chứng tỏ con người vẫn có thể giải mã bộ môn này nhanh chóng.
Tất nhiên, bạn cần chú trọng đến một vài kinh nghiệm dưới đây nếu muốn thành công và dần giảm thời gian chinh phục khối lập phương thú vị kể trên:
- Mỗi khi xoay chuyển, các tầng đã hoàn thành trước đó sẽ bị xáo trộn liên tục. Tuy nhiên, bạn không cần lo lắng về điều đó, nếu làm chuẩn theo công thức, mọi thứ sẽ quay trở lại bình thường sau khi hoàn tất.
- Mặt giữa không bao giờ bị thay đổi vị trí dù bạn xoay như thế nào đi nữa. Người chơi cần thao tác khiến các mặt khác cùng màu với mặt này.
- Số lượng khối cạnh là 12 (2 màu) và khối góc là 8 (3 màu).
- Cần thực hiện đúng quy luật chơi Rubik mới có thể nắm vững các ký hiệu cũng như cách chơi cơ bản.
Lời kết
Quy luật chơi Rubik đòi hỏi người chơi phải nắm rõ quy luật cũng như có sự kiên trì cao. Những người chơi mới thường rơi vào tình trạng chán nản và bỏ cuộc khi liên tục làm sai công thức.
Những người duy trì đến cùng sẽ đạt được thành quả đáng ngưỡng mộ. Trò chơi này mang lại rất nhiều lợi ích nên bạn không nên bỏ qua nó.